Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tin về thi THPT Quốc gia 2016. Theo đó, cấu trúc đề thi cơ bản ổn định như năm 2015 và thời gian thi vẫn là từ 1/7 đến 4/7. Đối với đề thi môn Toán, cấu trúc đề thi sẽ có 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao để phân loại học sinh. Dự kiến đề thi THPT Quốc gia môn Toán 2016 cũng sẽ có tính phân hóa học sinh khá giỏi tốt hơn.
Thầy giáo điển trai Nguyễn Bá Tuấn chia sẻ bí quyết ôn tập Toán
Thời gian ôn tập của học sinh chỉ còn hơn 3 tháng. Đây là khoảng thời gian không nhiều nhưng đủ để các em có thể ôn thi từ đầu nếu có mục tiêu cụ thể và kế hoạch ôn thi rõ ràng. Cũng theo thầy Nguyễn Bá Tuấn, ngay từ bây giờ các thí sinh nên triển khai ngay kế hoạch của mình nếu muốn có một bài thi xuất sắc.
Rà soát lại các kiến thức đã có
Đầu tiên, thí sinh hãy rà soát lại các phần kiến thức đã học được, bao nhiêu phần đã nắm chắc, phần nào còn thiếu, yếu để có kế hoạch học, luyện trong thời gian còn lại.
Có mục tiêu thực hiện mục tiêu
Theo thầy Tuấn, mỗi thí sinh phải đặt mục tiêu rõ ràng, trọng tâm và lập kế hoạch để thực hiện bằng được mục tiêu thời gian còn lại.
Với các em chỉ có mục tiêu 5-6 điểm: Cần nắm các phần khảo sát, câu hỏi liên quan đến khảo sát (dạng rất cơ bản), Tích phân, Phương trình mũ và logarit, Lượng giác, Số phức, Tổ hợp xác suất.
Mục tiêu 7 điểm: Cần nắm thêm phần Hình học không gian.
Mục tiêu 8-9 điểm: Cần nắm thêm câu Hình oxy và Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình.Mục tiêu 10 điểm: Cần nắm chắc câu Bất đẳng thức
Nội dung
|
Điểm
|
Mức độ
|
Cấp độ tư duy
|
Câu 1:Khảo sát hàm số
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 2:Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 3a:Số phức
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 3b:Mũ và Logarit
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 4:Tích phân
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 5:Hình học tọa độ Oxyz
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 6a:Lượng giác
|
1
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 6b:Xác suất
|
1
|
Trung bình
|
Thông hiểu
|
Câu 7:Thể tích trong không gian
|
0.5
|
Dễ
|
Nhớ
|
Câu 7:Khoảng cách trong không gian
|
0.5
|
Trung bình
|
Thông hiểu
|
Câu 8:Hình học tọa độ phẳng
|
1
|
Khó
|
Vận dụng
|
Câu 9:Phương trình
|
1
|
Khó
|
Vận dụng
|
Câu 10:Giá trị lớn nhất – nhỏ nhất
|
1
|
Khó
|
Vận dụng cao
|
Lên kế hoạch học tập và thời gian biểu phù hợp
Thầy Tuấn đưa ra lời khuyên, khi đã có mục tiêu, biết xuất phát điểm hiện tại của bản thân rồi, các em hãy lập kế hoạch và thời gian biểu phù hợp với bản thân: Kế hoạch càng cụ thể càng tốt và cần có mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Ví dụ 3 ngày phải học xong phần tích phân, một tuần xong kiến thức cơ bản phần hình học không gian…
Các thí sinh ôn tập tổng quát nhưng phải có trọng tâm rõ ràng: Tập trung cho các phần kiến thức yếu.Thu xếp thời gian tối đa cho việc tự học. Học đến đâu luyện đến đó, nắm chắc kiến thức phần đó để sau này không mất thời gian học lại.Trong quá trình ôn tập các em cũng không được quên kết hợp học kiến thức với luyện đề thường xuyên.
Thầy Nguyễn Bá Tuấn, Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội
Định hướng cụ thể cho các nhóm học sinh Mỗi học sinh lại có cái khó riêng của mình nhưng đều có thuận lợi, các em phải tận dụng lợi thế, “biết mình” (biết năng lực bản thân, mục tiêu bản thân) là ai và biết thi cái gì (cấu trúc đề thi ra sao, phần nào khó, phần nào dễ…) thì sẽ có kế hoạch ôn tập tốt và đạt mục tiêu đề ra.
Đối với học sinh mất gốc: Đầu tiên các em cần phải biết cấu trúc đề thi, nội dung cần ôn tập trước (có thể thông qua đề thi 2015) từ đó có kế hoạch ôn lại từ đầu, ôn tập các phần dễ trước. Đặt mục tiêu điểm thi cụ thể để lựa chọn các phần trọng tâm. Các em cần học các chuyên đề một cách hợp lí (hợp lí ở đây là những phần dễ chúng ta chỉ cần học cơ bản và không mất quá nhiều thời gian làm những câu khó mà thực chất trong đề thi nó là dễ).
Từ thời điểm này các em nên làm quen với các đề thi có câu trúc tương tự đề THPT Quốc gia năm 2015. Các em ôn kỹ phần kiến thức cơ bản chiếm 60% kiến thức của đề thi. Đến tháng 5 và 6 tập trung làm đề nhiều hơn, tối ưu hóa các phần kiến thức và điểm số mục tiêu (có thể theo dõi điểm số của mình sau mỗi lần làm đề xem có tăng không).
Đối với học sinh đã có căn bản: Các em bắt tay làm đề với tần suất khoảng 1 tuần/đề. Cùng với nó là kế hoạch học các chuyên đề còn thiếu, yếu để nâng cao điểm số. Từ tháng 4 các em cần phải nắm vững các phương pháp làm cho các phần kiến thức, đặc biệt là các phần trong mục tiêu điểm thi, sau đó sẽ là quá trình áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp cũng như tư duy tổng quát các phương pháp để rút ra điều cốt lõi.
Từ giữa tháng 5 trở đi nên tập trung làm đề nhiều hơn, luyện tập để hình thành phản xạ tư duy, quen với các dạng câu hỏi và cố gắng hoàn thiện trong trình bày cũng như tối đa hóa điểm số.
Với học sinh chỉ có ý định thi tốt nghiệp: Đối với các em chỉ có ý định thi tốt nghiệp, các em sẽ thấy sợ môn toán. Tuy nhiên, để đạt được 3- 5 điểm môn toán hoàn toàn trong tầm tay. Các em cần ôn thật kĩ phần hàm số (2 điểm), tập trung vào việc khảo sát 3 hàm cơ bản là hàm bậc 3, bậc nhất/bậc nhất và hàm trùng phương, các vấn đề về hàm số hết sức cơ bản (cần làm được bài tập SGK là đủ) đặc biệt là phần tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất.
Tập trung ôn các phần như số phức, tích phân, giải phương trình mũ, logarit. Các em không nên quá sa đà ôn các phần khó vì nó không phù hợp với mục tiêu và khả năng của mình.
Với học sinh có ý định thi các trường "top cao": Để thi đậu các trường tốp trên thì tổng điểm của các em phải thật cao. Riêng môn toán mục tiêu của các em là 9-10. Để đạt được mục tiêu đó các em cần nắm chắc các chuyên đề dễ (trình bày phải chuẩn xác, tuyệt đối không để mất điểm ở các lỗi trình bày, thiếu điều kiện…), học các chuyên đề khó như hình oxy, phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thưc (tìm min-max) một cách kĩ lưỡng, nắm phương pháp một cách sâu sắc.
Các em cần luyện tập nhiều với các đề chuẩn cấu trúc, theo dõi và nắm xu hướng ra đề để ôn một cách hợp lí. Khi làm đề thi thử cần làm hết sức nghiêm túc như là lúc thi thật. Cần kết hợp việc làm đề với ôn lại các chuyên đề mà mình chưa nắm vững (trong lúc làm đề còn chưa làm được).